Không khó để tìm các cơ sở nạo hút thai tư nhân (Ảnh: GD&TĐ)
Phá thai ở tuổi vị thành niên: Đã đến lúc phải luật hóa
"Choáng" với những quảng cáo phá thai bằng ống siêu dẫn
Hãi hùng quảng cáo phá thai tràn lan trên mạng
Sau nạo phá thai, nguy cơ dính buồng tử cung cao
Theo Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đang được Bộ Tư pháp đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, các quy định của tội phá thai trái phép đã được bổ sung, sửa đổi làm rõ.
Cụ thể, điều 319 Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) quy định: Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác gây thiệt hại tới tính mạng hay thiệt hại cho sức khỏe của người đó (với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên); Hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 1 - 3 năm.
Riêng đối với hành vi phá thai đối với nhiều người hoặc phá thai cho người chưa thành niên sẽ bị phạt tù từ 3 - 7 năm.
Theo thống kê của Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình, ở Việt Nam, cứ 1 trẻ em ra đời thì có 1 bào thai bị phá bỏ. Mỗi năm có 1,2 – 1,6 triệu trẻ em được sinh ra tương ứng với đó là con số bào thai bị phá bỏ. Đáng chú ý hơn cả là số trẻ vị thành niên nạo phá thai ở Việt Nam cao hơn nhiều lần so với các quốc gia dẫn đầu về nạo phá thai.
Số trẻ vị thành niên mang thai trong tổng số người mang thai của cả nước cũng tăng qua từng năm, năm 2009 là 2,9%, năm 2012 là 3,2%. Những con số này đủ để khiến bất cứ ai cũng phải giật mình về tình trạng nạo phá thai đáng báo động ở Việt Nam và mối nguy hại với thế hệ trẻ trước vấn đề này.
Bình luận của bạn